Bitcoin – một từ đã trở nên quen thuộc không chỉ với giới công nghệ mà còn với cả những người quan tâm đến tài chính, đầu tư và sự phát triển của tiền tệ kỹ thuật số. Kể từ khi ra đời vào năm 2009 bởi một nhân vật hoặc nhóm người bí ẩn mang tên Satoshi Nakamoto, Bitcoin đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về tiền bạc, giá trị và công nghệ.
Hơn cả một loại tiền điện tử, Bitcoin là câu chuyện của sự đổi mới, của khát vọng về tự do tài chính và phi tập trung hóa. Những câu chuyện xoay quanh Bitcoin không chỉ nằm ở những giao dịch hàng tỷ đô la hay giá trị tăng vọt, mà còn là hành trình của những con người khám phá, chấp nhận và thậm chí là chống lại nó. Từ chiếc bánh pizza đắt đỏ nhất thế giới đến những cuộc săn lùng ví tiền Bitcoin bị thất lạc, mỗi câu chuyện đều mang trong mình sự kỳ thú và sức hút khó cưỡng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những câu chuyện thú vị xoay quanh Bitcoin – những sự kiện vừa hài hước, vừa kỳ lạ, và đôi khi là những bài học đắt giá cho cả những người yêu thích công nghệ lẫn các nhà đầu tư. Hãy cùng bước vào hành trình tìm hiểu thế giới của Bitcoin và những giai thoại đặc sắc đã làm nên tên tuổi của nó!
Mục lục
Một số câu chuyện thú vị về Bitcoin
Chiếc bánh pizza đắt đỏ nhất thế giới
Vào ngày 22/5/2010, lập trình viên Laszlo Hanyecz đã chi 10.000 Bitcoin để mua hai chiếc pizza từ Papa John’s. Đây là lần đầu tiên Bitcoin được sử dụng để mua hàng hóa thực tế. Thời điểm đó, 10.000 Bitcoin chỉ có giá khoảng 41 USD, nhưng với giá trị hiện nay, số Bitcoin đó có thể trị giá hàng trăm triệu USD. Ngày này được gọi là Bitcoin Pizza Day, kỷ niệm cột mốc quan trọng trong lịch sử Bitcoin.
Kho báu bị mất trong bãi rác
James Howells, một kỹ sư IT ở Wales, vô tình vứt bỏ một ổ cứng chứa 7.500 Bitcoin vào năm 2013. Số Bitcoin này hiện có giá trị hàng trăm triệu USD. James đã cố gắng xin phép chính quyền địa phương để tìm kiếm ổ cứng trong bãi rác, thậm chí đề nghị trả một phần số Bitcoin, nhưng chưa thành công. Câu chuyện trở thành biểu tượng của những bài học về việc bảo vệ tài sản kỹ thuật số.
Bitcoin và câu chuyện về người đàn ông quên mật khẩu
Stefan Thomas, một lập trình viên người Đức sống ở San Francisco, sở hữu 7.002 Bitcoin trong một ví kỹ thuật số nhưng lại quên mật khẩu. Anh chỉ còn 2 lần nhập sai nữa trước khi toàn bộ số Bitcoin bị khóa mãi mãi. Câu chuyện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo mật và quản lý tài sản kỹ thuật số.
Satoshi đầu tiên của khối halving thứ tư của Bitcoin được đấu giá hơn 2.1 triệu đô la
Vào ngày 2024-04-25, Satoshi đầu tiên của khối halving thứ tư của Bitcoin vừa được đấu giá với giá 33.3 BTC, trị giá hơn 2.1 triệu đô la. Chi tiết xem Tweet.
Người bí ẩn Satoshi Nakamoto
Satoshi Nakamoto, người tạo ra Bitcoin, vẫn là một bí ẩn lớn. Không ai biết liệu đây là một cá nhân hay một nhóm người. Satoshi sở hữu khoảng 1 triệu Bitcoin nhưng chưa bao giờ tiêu dùng chúng. Dù danh tính này được giấu kín, sự sáng tạo của Satoshi đã thay đổi hoàn toàn thế giới tài chính và công nghệ. Hiện tại, Satoshi đang nằm trong top 20 người giàu nhất thế giới nhờ lượng Bitcoin (BTC) đang nắm giữ.
Bitcoin ở vùng chiến sự
Trong thời kỳ bất ổn ở Venezuela, Zimbabwe hay Ukraine, Bitcoin đã trở thành cứu cánh cho người dân. Khi đồng nội tệ mất giá nghiêm trọng, nhiều người chuyển sang sử dụng Bitcoin để bảo vệ tài sản và thực hiện giao dịch xuyên biên giới mà không bị kiểm soát. Điều này cho thấy vai trò của Bitcoin không chỉ là đầu tư mà còn là một phương tiện tài chính cứu cánh.
Blockchain: Sự minh bạch trong nghệ thuật và từ thiện
Nhiều nghệ sĩ đã sử dụng công nghệ blockchain để bán tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT (Non-Fungible Token), biến Bitcoin và blockchain trở thành cầu nối mới trong lĩnh vực sáng tạo. Ngoài ra, các tổ chức từ thiện cũng sử dụng Bitcoin để minh bạch hóa việc sử dụng tiền quyên góp, tạo niềm tin lớn hơn cho cộng đồng.
Bitcoin từ một đồng coin được phát hành miễn phí trở thành một trong những tài sản đắt nhất thế giới
Từng được phát hành miễn phí thông qua Faucet vào năm 2009. Sau đó dần dần Bitcoin được giao dịch với giá chỉ vài cent. Nhiều người từng nghi ngờ về tiềm năng của nó. Tuy nhiên, với những cú tăng giá mạnh mẽ, Bitcoin đã biến những nhà đầu tư nhỏ lẻ thành triệu phú và trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới tài chính. Tính đến 11/2024 thì 1 Bitcoin đang có giá tương đương 28 cây vàng 9999. Nếu Bitcoin tăng lên $160K, Bitcoin sẽ trở thành tài sản lớn thứ 2 thế giới sau vàng.
El Salvador và Bitcoin: Một câu chuyện đổi mới táo bạo
Vào tháng 6/2021, El Salvador – một quốc gia nhỏ ở Trung Mỹ – đã làm nên lịch sử khi trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận Bitcoin là đồng tiền hợp pháp bên cạnh đồng USD. Đây là một quyết định táo bạo và gây tranh cãi, mở ra một trang mới cho việc áp dụng tiền điện tử trong nền kinh tế quốc gia.
Chính phủ đầu tư vào các trạm ATM Bitcoin và cơ sở hạ tầng liên quan để hỗ trợ việc giao dịch. Thêm nữa, El Salvador đã công bố kế hoạch xây dựng Bitcoin City, một thành phố hoàn toàn dựa trên năng lượng địa nhiệt từ núi lửa, nơi Bitcoin sẽ được sử dụng rộng rãi và không có thuế lợi nhuận.
Nhờ vào việc chấp nhận Bitcoin, từ một đất nước không ai biết đến, giờ đây cái tên El Salvador được nhiều người nhắc đến, và giúp thúc đẩy du lịch và đầu tư trên đất nước này.
Bitcoin vẫn tồn tại mặc dù có đến hơn 385 bài viết nói “Bitcoin Is Dead”
Tính đến tháng 12/2024, có đến 385 các bài viết từ các tổ chức hay những người nổi tiếng nói “Bitcoin Is Dead” (Bitcoin đã chết) nhưng đến ngày hôm nay cuối năm 2024, thì Bitcoin và tồn tại và phát triển mạnh mẽ, còn nhiều website trong số đó đã không tồn tại.
Bitcoin và MicroStrategy: Hành trình táo bạo dẫn đầu xu hướng doanh nghiệp
MicroStrategy, một công ty công nghệ chuyên về phần mềm phân tích dữ liệu, đã trở thành biểu tượng trong giới doanh nghiệp khi quyết định tích trữ Bitcoin như một tài sản chiến lược. Dưới sự lãnh đạo của CEO Michael Saylor, MicroStrategy không chỉ tiên phong trong việc áp dụng Bitcoin mà còn khởi xướng làn sóng đầu tư tiền điện tử của các công ty lớn.
Năm 2020, MicroStrategy đối mặt với vấn đề lạm phát và lãi suất thấp ảnh hưởng đến giá trị của tài sản tiền mặt. Sau khi đánh giá các lựa chọn, công ty quyết định mua Bitcoin như một cách bảo vệ giá trị tài sản trước lạm phát và tận dụng tiềm năng tăng giá dài hạn của Bitcoin. MicroStrategy sử dụng nguồn tiền mặt dự trữ, bán cổ phiếu và thậm chí phát hành trái phiếu để mua Bitcoin. Đây là chiến lược táo bạo, giúp công ty biến mình thành một “quỹ Bitcoin” không chính thức.
Tháng 8/2020, MicroStrategy thông báo mua 21.454 Bitcoin với giá khoảng 250 triệu USD. Đây là giao dịch Bitcoin đầu tiên của một công ty đại chúng lớn. Sau đó, công ty liên tục tăng số lượng Bitcoin nắm giữ thông qua các đợt mua lớn. Từ năm 2020 đến 2024, Michael Saylor (MicroStrategy) liên tục thu mua và không bán Bitcoin, với tổng lên đến 386,700 Bitcoin với tổng giá trị hơn 36.8 tỉ đô theo giá hiện tại của Bitcoin. Chi tiết xem: SaylorTracker.com
MicroStrategy trở thành công ty truyền thống đầu tiên tích lũy Bitcoin. Cổ phiếu của MicroStrategy tăng trưởng vượt cả đỉnh cũ nhờ vào chiến lược tích lũy Bitcoin chứ ko phải từ lợi nhuận kinh doanh phần mềm. Thành công của MicroStrategy đã khuyến khích các công ty lớn khác, như Tesla và Square, đầu tư vào Bitcoin như một phần tài sản của họ.
Việc MicroStrategy tích trữ Bitcoin không chỉ là chiến lược đầu tư mà còn là minh chứng cho cách công nghệ blockchain có thể thay đổi tư duy truyền thống trong kinh doanh và tài chính.
Các tổ chức phát hành Stablecoin: Nhà đầu tư công trái phiếu Hoa Kỳ lớn thứ 18 thế giới
Stablecoin là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái tiền điện tử, đóng vai trò như cầu nối giữa tài sản kỹ thuật số và tiền tệ pháp định. Điều đáng chú ý gần đây là các tổ chức phát hành stablecoin, như Tether (USDT), Circle (USDC) và các công ty tương tự, đã trở thành những nhà đầu tư lớn vào công trái phiếu Hoa Kỳ, với quy mô nắm giữ vượt qua nhiều quốc gia và tổ chức tài chính.
Theo các báo cáo gần đây, các tổ chức phát hành stablecoin hiện nằm trong nhóm 20 nhà đầu tư công trái phiếu Hoa Kỳ lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí thứ 18. Tổng giá trị công trái phiếu mà họ nắm giữ ước tính hàng chục tỷ USD, vượt qua các quốc gia như Mexico, Singapore, và Ireland. Chi tiết xem bài viết: Stablecoin Issuers Now 18th Largest Holder of U.S. Debt
Bitcoin đạt mốc $100K và chỉ cần 16 năm để vượt mặt các công ty nghìn tỷ đô ở Mỹ
Tính đến ngày 2024-12-05, Bitcoin vượt mốc $100K, vốn hoá 1,970 tỷ đô. Và Bitcoin chỉ gần 16 năm đểđể làm được điều này kể từ ngày 3/1/2009, bắt đầu với giá trị $0. Trong khi đó để cán mốc vốn hóa $1000B thì Microsoft cần 44 năm, Apple cần 42 năm, Amazon cần 24 năm và Google cần 21 năm.
Bitcoin: Từ Lệnh Cấm Đến Sự Chấp Nhận Rộng Rãi
Bitcoin, từ khi ra đời năm 2009, đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Tuy nhiên, hành trình của nó không hề dễ dàng: từ việc bị nhiều quốc gia cấm đoán vì lo ngại rủi ro đến sự chấp nhận ngày càng rộng rãi như một loại tài sản và công cụ tài chính hợp pháp.
Ban đầu Bitcoin bị cấm ở nhiều quốc gia như:
- Trung Quốc, Ấn Độ, và Nga cấm Bitcoin vì lo ngại với tính chất phi tập trung và ẩn danh, Bitcoin có thể là công cụ tiềm năng cho các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền và tài trợ khủng bố.
- Algeria hay Bangladesh, đã cấm Bitcoin hoàn toàn do quan điểm bảo thủ về công nghệ mới, coi nó như một mối đe dọa đối với văn hóa tài chính hiện tại.
- …
Và dần dần, Bitcoin được chấp nhận rộng rãi:
- Các công ty như Tesla, MicroStrategy, và PayPal đã công bố hỗ trợ Bitcoin, tạo sự tin tưởng và khuyến khích các tổ chức khác tham gia.
- El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Bitcoin là đồng tiền hợp pháp vào năm 2021, mở đường cho các quốc gia khác cân nhắc tích hợp Bitcoin vào hệ thống kinh tế.
- Một số quốc gia khác như Thụy Sĩ, Singapore hay Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng bắt đầu xây dựng các quy định thân thiện hơn với tiền điện tử.
- Bitcoin đã trở thành biểu tượng cho sự tự do tài chính ở các khu vực có hệ thống ngân hàng không ổn định hoặc lạm phát cao, như Venezuela hay Thổ Nhĩ Kỳ.
- Các chính phủ như Mỹ và EU đang thiết lập các quy định để quản lý và hợp pháp hóa Bitcoin, nhằm cân bằng giữa việc thúc đẩy đổi mới công nghệ và kiểm soát rủi ro.
Bitcoin không chỉ là một loại tài sản tài chính mà còn là biểu tượng cho sự đổi mới và tự do trong thời đại kỹ thuật số.
Bitcoin và Cộng Đồng: Sức Mạnh Của Tính Phi Tập Trung
Trước đây, vào năm 2013, Andreas Antonopoulos giải thích về Bitcoin trong một căn phòng trống, tức là không có mấy người quan tâm vào thời điểm đó, khi giá BTC chỉ khoảng 100 USD (Chi tiết xem Tweet). Nhưng cho đến nay cộng đồng Bitcoin thực sự đã phát triển rất mạnh mẽ, gồm các lập trình viên, nhà đầu tư, người dùng, nhà nghiên cứu và những người đam mê công nghệ blockchain.
Sở dĩ cộng đồng tin tưởng Bitcoin ngày càng lớn mạnh bởi các giá trị cốt lõi mà Bitcoin mang lại:
- Tính phi tập trung: Bitcoin không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào để duy trì hoạt động. Mạng lưới Bitcoin được điều hành bởi một tập thể các node (máy tính) phân tán trên toàn cầu, tạo ra một hệ thống tài chính không thể bị kiểm soát bởi một bên thứ ba.
- Tự do tài chính và quyền kiểm soát tài sản cá nhân: Một trong những lý do lớn khiến Bitcoin thu hút người dùng là khả năng tự do tài chính mà nó mang lại. Bitcoin cho phép người dùng kiểm soát hoàn toàn tài sản của mình mà không cần phải phụ thuộc vào ngân hàng hay các tổ chức tài chính trung gian.
- Bảo mật và tính minh bạch: Mọi giao dịch Bitcoin được ghi lại trên blockchain, một sổ cái công khai và không thể thay đổi. Điều này mang lại sự minh bạch và bảo mật, vì không ai có thể thay đổi hoặc giả mạo các giao dịch.
- Khả năng thay đổi hệ thống tài chính truyền thống: Cộng đồng Bitcoin không chỉ mong muốn một hệ thống tài chính thay thế, mà còn là một công cụ giúp đẩy mạnh sự đổi mới, cải cách và cạnh tranh với hệ thống ngân hàng truyền thống. Bitcoin là một giải pháp cho những quốc gia có hệ thống tài chính không ổn định hoặc các nền kinh tế đang phát triển.
Bitcoin không chỉ là một loại tiền điện tử mà còn là một phong trào toàn cầu, thu hút những người có cùng tầm nhìn về một thế giới tài chính mới.
Thành Công của Bitcoin ETFs: Mở Cửa Cho Tương Lai Tiền Điện Tử
Dù mới phê duyệt từ đầu năm 2024, nhưng quỹ BlackRock Bitcoin ETF IBIT đã đạt mốc 40 tỷ đô vốn hoá (chỉ sau hai tuần đạt mốc 30 tỷ đô) trong thời gian kỷ lục 211 ngày, phá vỡ kỷ lục trước đó là 1,253 ngày do IEMG nắm giữ. IBIT hiện nằm trong Top 1% các ETF về quy mô tài sản chỉ trong vòng 10 tháng, nó đã lớn hơn tất cả 2,800 ETF được ra mắt trong 10 năm qua.
Bitcoin ETFs là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của thị trường tiền điện tử. Những quỹ này không chỉ giúp Bitcoin tiếp cận với các nhà đầu tư truyền thống mà còn giúp xây dựng một nền tảng tài chính ổn định hơn cho tiền điện tử. Dần dần, Bitcoin ETFs có thể trở thành một phần quan trọng trong các chiến lược đầu tư toàn cầu, giúp Bitcoin và tiền điện tử nói chung trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Crypto và chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của Donald Trump
Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử, Donald Trump, một ứng cử viên tranh cử tranh cử tổng thống đã trực tiếp lên tiếng ủng hộ Crypto và Bitcoin. Ông hứa sẽ đưa Bitcoin thành tài sản dự trữ quốc gia, chấm dứt cuộc đàn áp tiền số và chấn hưng lại ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử: “Tôi cam kết với cộng đồng nhà đầu tư Bitcoin, ngày tôi tuyên thệ nhậm chức, các động thái chống tiền số sẽ kết thúc. Ngành công nghiệp này sẽ phát triển“.
Ông đã xuất hiện tại một quán bar và nhà hàng nổi tiếng ở New York chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin để mua bánh Burget, trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng tiền điện tử trong một giao dịch.
Nhờ việc sử dụng Bitcoin và Crypto làm bàn đạp trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump nhận được nhiều sự ủng hộ của thế hệ trẻ, các công ty tổ chức trong Crypto, nhờ đó ông đã dành chiến thắng áp đảo trong chiến dịch tranh cử.
Chi tiết xem bài viết: Tại sao giới crypto MÊ ĐẮM DONALD TRUMP đến thế?
Tổng thống Trump chúc mừng Bitcoiner khi Bitcoin đạt mốc $100,000
Trong một bài đăng trên Truth Social, Trump đã bày tỏ sự phấn khích và ủng hộ của mình, tuyên bố, “CHÚC MỪNG CÁC BITCOINERS!!! 100.000 đô la!!! KHÔNG CÓ GÌ CẢ!!! Cùng nhau, chúng ta sẽ Làm cho nước Mỹ Vĩ đại Trở lại!”
Một số câu chuyện thú vị khác liên quan tới Bitcoin
Giá BTC chưa bao giờ giảm xuống dưới ngày bầu cử tính đến cuối năm 2024
Tính đến hết năm 2024, với 4 lần bầu cử tổng thống thì 3 lần trước đó, giá BTC chưa bao giờ giảm xuống dưới ngày bầu cử (Chi tiết xem Tweet):
- 2012-11-06: Obama thắng cứ – Giá BTC là $10
- 2016-11-08: Trump thắng cử – Giá BTC là $707
- 2020-11-04: Binden thắng cử – Giá BTC là $14.133K
- 2024-11-05: Trump thắng cứ – Giá BTC là $69.432K
Bloomberg Terminal thêm dữ liệu cá cược bầu cử từ PolyMarket
Bloomberg Terminal đang thêm dữ liệu cá cược bầu cử từ PolyMarket để khách hàng có thể sử dụng trong nghiên cứu và mô hình của họ… Bloomberg Terminal là nền tảng nghiên cứu và giao dịch chuyên sâu nhất dành cho các nhà đầu tư với khoảng 350.000 khách hàng trên khắp thế giới trả tiền hàng tháng, còn PolyMarket là một trang web cá cược phi tập trung. Và PolyMarket giờ trở thành một phần của thị trường tài chính truyền thống, cho thấy dữ liệu cá cược được coi trọng không kém gì các khảo sát từ các trang tin tức lớn. Chi tiết xem Tweet.
Trả lời