LapTrinhBlockchain

Chia sẻ kiến thức về Lập Trình Blockchain

Kiến thức Blockchain

Bitcoin War: Các cuộc chiến trên mạng lưới Bitcoin

Bitcoin War: Các cuộc chiến trên mạng lưới Bitcoin

Bitcoin War: Các cuộc chiến trên mạng lưới Bitcoin

Chia sẻ bài viết
5
(88)

Bitcoin là mạng lưới blockchain sớm nhất, từ năm 2009, tính đến nay cũng đã 14 năm. Trong quá trình phát triển của Bitcoin, đã xuất hiện nhiều cuộc chiến trên mạng lưới Bitcoin, còn được gọi là “Bitcoin War” hay “Blockchain War“, thường liên quan đến các tranh cãi và mâu thuẫn giữa các nhóm và cá nhân trong cộng đồng Bitcoin về cách thức cập nhật và quản lý mạng lưới Bitcoin. Nhưng sau cùng Bitcoin vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng mạnh mẽ hơn nữa.

Bitcoin War: Các cuộc chiến trên mạng lưới Bitcoin

Các cuộc chiến trên mạng lưới Bitcoin thường xoay quanh các vấn đề kỹ thuật và triết lý quan trọng về cách thức phát triển và quản lý mạng lưới này. Tuy nhiên, những cuộc chiến này có thể ảnh hưởng đến giá trị và uy tín của Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác trong thị trường tiền điện tử toàn cầu.

Chúng ta cùng tìm hiểu về các cuộc chiến này trên mạng lưới Bitcoin.

2017: Bitcoin Scaling War – Cuộc chiến mở rộng Bitcoin

Đây là một trong những cuộc chiến lớn nhất diễn ra vào năm 2017. Ở thời điểm này, mọi người biết Bitcoin cần phải được cải tiến để có thể xử lý giao dịch nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nhưng phải cập nhật như thế nào, đây chính là vấn đề cốt lỗi dẫn đến cuộc chiến The Blocksize War, cuộc chiến liên quan tới dung lượng Block.

Tóm tắt cuộc chiến Bitcoin từ ThuanCapital

Có rất nhiều trường phái nhỏ thời điểm đó, nhưng trong đó có hai trường phái lớn:

  • Trường phái 1: Ủng hộ Segwit.
    • Hiểu đơn giản là khi xưa mỗi lần các bạn lưu trữ tài liệu trên 1 blockchain, mỗi giao dịch sẽ có một chữ ký nằm ngay đó, khi có Segwit thì chữ ký sẽ được tách rời ra, tức là chữ ký sẽ nằm 1 chỗ, phần còn lại liên quan tới giao dịch. Segwit không làm cho mạng lưới nhanh hơn nhưng nó là nền tảng để có mạng lưới tầng 2, đó là Lighting Network.
    • Những người ủng hộ Segwit nghĩ đây mới thực sự là giải pháp dài hạn, chúng ta cần phải có mạng lưới tầng 2. Mạng lưới của Bitcoin cần phải được đơn giản như là thời điểm bây giờ, chúng ta cần có sự an toàn trên mạng lưới và càng đơn giản thì càng an toàn.
    • Nếu như dung lượng 1 block lớn quá thì đương nhiên chứa được nhiều giao dịch hơn nhưng dung lượng sổ cái lớn hơn và những người tham gia mining cần tài nguyên lớn hơn, khi đó các miner thường là các công ty, như vậy mất đi sự phi tập trung của Bitcoin.
  • Trường phái 2: Tăng dung lượng 1 block
    • Trường phái này cho rằng chỉ cần tăng dung lượng 1 block nên, chứa được nhiều giao dịch hơn, và mạng Bitcoin sẽ có tốc độ xử lý nhanh hơn.

Sau đó một số người nổi tiếng của hai trường phái này đã âm thầm gặp nhau trong một cuộc họp ở tiểu bang NewYork, cuối cùng đưa ra hiệp nghị: New York Agreement. Hiệp nghị này nói rằng trước hết chúng ta sẽ có cập nhật Segwit rồi sau đó sẽ có SegWit2x (Tăng dung lượng block). Sau đó hai bên vui vẻ, bắt tay nhau và cùng tham dự party.

Nhưng thông tin này bị rò rỉ ra ngoài, mọi người biết đến thỏa thuận “New York Agreement“, có rất nhiều cộng đồng đã phản ứng tiêu cực. Bitcoin là mạng lưới phi tập trung, ai cho phép một nhóm người tự ý bạn luận rồi bắt tay nhau quyết định tương lai Bitcoin sẽ như thế nào?

Cuộc nội chiến lại tiếp tục, tới cuối cùng cả hai bên đã không có được thỏa thuận. Cuối cùng dẫn tới sự kiện Bitcoin Hard Fork năm 2017, dẫn đến chuỗi Bitcoin bị tách ra làm 2:

  • Một bên là tiếp tục ủng hộ SegWit và SegWit cuối cùng cũng đã được cập nhật lên mạng lưới Bitcoin. Những người nổi tiếng ủng hộ SegWit có Jimmy Song (Nhà phát triển Bitcoin Core), Max Keiser (Người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng), Charlie Lee (Tác giả Litecoin), Andreas Antonopoulos (MC chương trình “Let’s talk Bitcoin”) hay Samson Mow (Giám đốc chiến lược của Blockstream),..
  • Một bên là Bitcoin Cash (BCH) với Blocksize lớn hơn. Bitcoin Cash hồi đó được ủng hộ bởi một số lượng người nổi tiếng như Roger Ver, Jian Wu (Đồng sáng lập Bitman)

Sau đó thì cộng đồng không ủng hộ Bitcoin Cash và Bitcoin Cash dần dần trở thành Altcoin như mọi người đều biết. Phần lớn cộng đồng, phần lớn thợ đào, phần lớn hệ sinh thái đều nằm trên mạng lưới Bitcoin hiện nay.

Đến năm 2018, cộng đồng Bitcoin Cash lại có nội chiến tiếp dẫn tới một đợt Hard Fork của Bitcoin Cash tách thành 2 đồng Bitcoin Cash (BCH hoặc BAB)Bitcoin SV (BSV). Thực tế đây là cuộc đối đầu giữaCalvin Ayre, Craig Wright với Roger Ver, Jian Wu.

Mạng lưới Bitcoin sau đó tiếp tục phát triển lớn mạnh với các cập nhật:

  • 2017-08-24: SegWit được đưa vào sử dụng, làm tiền đề cho Lightning Network. Lighting Network đưa ra phiên bản thử nghiệm 12/2017 và triển khai chính thức năm 2018. Cho đến bây giờ năm 2023, mạng lưới Lighting Network vẫn không phải là mạng lưới được sử dụng nhiều. Nhưng sau khi có sự tắc nghẽn mạng lưới Bitcoin do BRC-20, Binance mới lên tiếng nói sẽ ủng họ mạng Lighting Network. Có lẽ dây sẽ là xu hướng của nhiều sàn giao dịch trong thời gian sắp tới.
  • 2021-11-14: Bản nâng cấp Taproot của Bitcoin chính thức được kích hoạt tại block 709632. Taproot sử dụng công nghệ Schnorr Signatures, giúp đưa thêm một số dạng hợp đồng thông minh tới Bitcoin, đồng thời giúp mạng lưới hoạt động hiệu quả, an ninh và bảo mật cao hơn. TapRoot chính là tiền đề giúp tạo ra token BRC-20 trên mạng lưới Bitcoin. Bitcoin không hỗ trợ Smart Contract giống như Ethereum, nên BRC-20 có khác với ERC-20, BRC-20 là một giao thức cho phép gửi tài liệu trực tiếp trong 1 Satoshi.

Các lần Hard Fork / Soft Fork của Bitcoin

Đầu năm 2009, một nhà phát triển phần mềm bí ẩn, làm việc với bí danh Satoshi Nakamoto , đã phát hành một chương trình phần mềm tạo ra Bitcoin, loại tiền điện tử đầu tiên. Kể từ đó, bitcoin đã đạt được sức hấp dẫn lớn trên toàn cầu và truyền cảm hứng cho hàng trăm loại tiền kỹ thuật số khác.

Ảnh dưới chứa toàn bộ quá trình Fork (Hard Fork + Soft Fork) trên mạng lưới blockchain của Bitcoin:

Tham khảo:

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Kích vào một biểu tượng ngôi sao để đánh giá bài viết!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 88

Bài viết chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Trả lời

Giao diện bởi Anders Norén